- Ở vị trí càng cao so với mặt đất thì công mà nó có khả năng thực hiện được càng lớn, nghĩa là thế năng của vật càng lớn
-Thế năng trọng trường là thế năng được xác định bởi vị trí của vật so với mặt đất.
Bạn đang xem: Thế năng trọng trường của một vật là
-Khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng trọng trường của vật bằng không
-Vật có khối lượng càng lớn thì có thế năng càng lớn
Lưu ý: Thế năng của vật phụ thuộc vào mốc tính độ cao (do ta có thể lấy một vị vị trí khác mặt đất làm mốc tính độ cao)
Ví dụ:Quả nặng A đứng yên trên mặt đất (hình a) không có khả năng sinh công. Khi đưa quả nặng A lên một độ cao nào đó thì nó có khả năng sinh công (hình b).

Thế năng trọng trường phụ thuộc vào:
+ độ cao của vật so với mặt đất hoặc vị trí được chọn làm mốc tính độ cao.
+ khối lượng của vật.
Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng trọng trường của vật càng lớn.
Ví dụ:
Quả nặng của búa máy càng nặng và được nâng càng cao thì khi nó rơi xuống, cái cọc lún vào đất càng nhiều, hay nó thực hiện được công lớn hơn.
Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết về thế năng trọng trường và các kiến thức liên quan nhé
Thế năng là gì?
Thế năng là một dạng năng lượng đặc biệt gọi là năng lượng tiềm năng. Tất cả những vật có khả năng dự trữ năng lượng và tạo ra năng lượng trong hệ qui chiếu thích hợp đều có thế năng.
1. Cơ năng là gì?
- Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học, ta nói vật đó có cơ năng. Vật có khả năng thực hiện công càng lớn thì cơ năng của vật càng lớn.
- Đơn vị của cơ năng là Jun (J)
2. Thế năng:
- Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn.
- Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.
- Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.
Chú ý: Khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng hấp dẫn của vật bằng 0. (thường chọn mặt đất làm mốc).
3. Động năng:
- Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng.
- Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.
- Nếu vật đứng yên thì động năng của vật bằng 0.
Chú ý:
-Thế năng và động năng là 2 dạng của cơ năng.
-Cơ năng của một vật bằng tổng động năng và thế năng của nó.
4. Sự chuyển hoá của các dạng cơ năng:
-Động năng có thể chuyển hoá thành thế năng, ngược lại thế năng có thể chuyển hoá thành động năng.
Xem thêm: Giải Toán Vnen 8 Bài 1: Liên Hệ Giữa Thứ Tự Và Phép Cộng, Lý Thuyết Toán 8: Bài 1
5. Sự bảo toàn cơ năng:
-Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.